Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm, điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Vậy nguyên nhân ô nhiễm môi trường là do đâu và giải pháp khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường:
- Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy xí nghiệp đã thải ra khí CO2, CO, SO2, NO vào không khí. Hơn nữa chúng còn thải ra các chất như muội than, bụi làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Chất thải do các phương tiện giao thông: Chất thải, khói bụi từ các phương tiện giao thông, xe cơ giới, xe tải, máy bay dễ làm ô nhiễm không khí.
- Chất thải rắn và chất thải trong quá trình sinh hoạt chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đúng cách
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí:
Để giảm thiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí chúng ta nên sử dụng một số biện pháp hữu ích như biện pháp kỹ thuật, sinh học, quy hoạch.
- Biện pháp kỹ thuật: Sử dụng các công cụ máy móc hiện đại tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải đầu ra, sử dụng nguồn năng lượng từ điện, xử lý khí thải trước khi ra môi trường
- Biện pháp sinh học: Trồng thêm nhiều cây xanh gần các khu vực có đông dân cư, nhiều phương tiện giao thông qua lại. Nên trồng thêm các loại cây thanh lọc không khí trong nhà như: cây lưỡi hổ, cây nha đam, cây tuyết tùng, cây thường xuân,…
- Biện pháp quy hoạch: Khuyến khích người dân tham gia các phương tiện giao thông công cộng để giảm tình trạng kẹt xe đồng thời làm giảm một lượng khói bụi từ các phương tiện giao thông
Bên cạnh các biện pháp khắc phục trên, nâng cao nhận thực của mỗi người dân cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường, cùng nhau thực hiện chiến dịch ”Trồng cây, gây xanh”, nghiêm cấm đốt phá rừng.
Thiết bị khử trùng không khí từ ozone
Ozone được tạo ra để sử dụng trong công nghiệp, đây là một chất oxy hóa mạnh có thể hòa tan bụi bẩn và vi trùng. Sau khi tác dụng, nó bị phân hủy và trở lại trạng thái ban đầu: oxy (O2). Nó tấn công các vi sinh vật và tiêu diệt chúng, không để lại chất lạ hoặc nguy hiểm cho môi trường. Khi ôzôn phân hủy tự nhiên và trở thành oxy bình thường , nó là chất khử trùng và khử nhiễm duy nhất không góp phần gây ô nhiễm hóa chất cho môi trường.